Combo Hương Quê đặc sản Thanh Hóa
Vị Quê Thanh mong muốn đem đến những trải nghiệm ẩm thực đa dạng qua đặc sản Thanh Hóa. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi các món nhậu ngon. Mà còn có các loại bánh ngọt để nhâm nhi cùng trà. Vì thế mà Combo Hương Quê được Vị Quê Thanh cho ra đời. Combo gồm các sản phẩm: bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng và bánh nhãn. Một combo siêu hời với giá 85.000đ là bạn có thể thưởng thức các thức quà quê mộc mạc. Và cũng không kém phần thơm ngon, đặc sắc từ đặc sản Thanh Hóa.
Đôi nét về đặc sản Thanh Hóa
Ngày nay, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều những loại bánh ngọt mới lạ và ngon miệng, đem tới cho bạn rất nhiều sự lựa chọn khi mua bánh ngọt. Bánh ngọt đặc sản đến từ Thanh Hóa có thể không còn quá mới mẻ và xa lạ nhưng chúng đem lại sự thân thuộc, gần gũi và khiến người ăn gần xa cảm nhận được hương vị ngọt ngào từ mảnh đất quê hương Thanh Hóa. Dù cho bạn không phải là người con quê hương nơi đây, Vị Quê Thanh có thể cho thấy bạn sẽ yêu quý địa danh có bề dày lịch sử này qua việc thưởng thức ẩm thực của những món ngon đặc sản nơi đây. Và nếu bạn là những người con của xứ Thanh, nhớ hương vị quê nhà, đều có thể ghé thăm các gian hàng trực tuyến của Vị Quê Thanh để đặt mua những thức quà quê – đặc sản Thanh Hóa ngon và giá hạt dẻ nhé.Các món bánh ngọt đặc sản Thanh Hóa ra đời từ thời xưa, và được dùng để tiến vua. Thời nay, chúng được dùng trong cuộc sống hằng ngày của người dân Thanh Hóa. Bạn có thể vừa ăn nhâm nhi vừa thưởng trà. Nhất là vào những ngày vào thu, tiết trời se se lạnh hay những ngày mưa, uống trà nóng và ăn bánh đặc sản Thanh Hóa chính là một lựa chọn hấp dẫn khó có thể bỏ qua.
Combo Hương Quê tại cửa hàng Vị Quê Thanh (ảnh minh họa)
1. Combo Hương Quê đặc sản Thanh Hóa – Bánh Gai Tứ Trụ
1.1 Nguồn gốc:
Nói đến đặc sản Thanh Hóa thì không thể không nhắc đến Bánh Gai Tứ Trụ. Là một loại bánh có nguồn gốc từ phố Tứ Trụ, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Khi xưa là món ngon để “tiến vua”, qua suốt trăm năm nhưng bánh gai Tứ Trụ vẫn giữ được hương vị xa xưa đầy chân tình.Bánh gai Tứ Trụ Thanh Hóa (ảnh sưu tầm)
Làng nghề bánh gai Tứ Trụ (ảnh sưu tầm)
1.2 Nguyên liệu làm bánh gai:
Bánh gai có thành phần chính là gạo nếp, bột lá gai, dừa sợi, dầu chuối, mật mía, nhân đậu xanh, hạt vừng được bao bọc bởi lá chuối. Bánh gai ngon phải có được sự hòa quyện hương thơm của lá gai và lá chuối. Nghề làm bánh gai đã xuất hiện rất lâu đời và khi xưa là một món ngon tế vua. Cho đến bây giờ bánh gai Tứ Trụ vẫn giữ được trọn vẹn hương vị xa xưa. Một khi đã thưởng thức thì không thể quên được vị thơm bùi đầy mộc mạc, bình dị, thân thương tình người xứ Thanh.Nguyên liệu của bánh gai Tứ Trụ (ảnh minh họa)
1.3 Công đoạn làm bánh gai:
Lớp vỏ bánh gai Tứ Trụ được làm từ gạo nếp Vàng xay nhuyễn thành bột. Sau đó đem trộn cùng là bột lá gai và mật mía. Gạo nếp ngâm từ 2 đến 3 tiếng rồi đem đi xay mịn. Lá gai chính là nguyên liệu tạo nên hương vị đặc trưng trong từng chiếc bánh. Sau khi được chọn lựa kĩ càng và chu đáo, được luộc chín, rửa sạch. Rồi mang đi ép khô và nghiền thành bột lá gai. Bột lá gai trộn đều với bột gạo nếp và mật mía tạo nên hỗn hợp bột màu đen mịn và sánh nhuyễn. Nhân bánh là “linh hồn” của bánh gai Tứ trụ. Là thành phần tiên quyết đến sự thơm và ngon của bánh. Nhân bánh tạo nên từ các nguyên liệu chính như: đường, đậu xanh, dừa nạo. Và không thể thiếu một chút dầu chuối để tăng thêm mùi hương. Màu vàng tươi của đậu xanh sau khi xay mịn, hòa cùng màu trắng của sợi dừa nạo, và hương dầu chuối thoang thoảng làm cho mỗi một chiếc bánh gai đều trông ngon miệng hơn.1.4 Lý do mà bánh gai được yêu thích
Và để có sự ngon miệng ấy, nguyên liệu phải đạt chuẩn chất lượng tốt. Gạo nếp phải là loại gạo nếp dẻo, thơm, hạt đậu xanh phải chắc. Tỉ lệ pha trộn và kết hợp giữa các nguyên liệu với nhau phải hợp lí. Đối với Vị Quê Thanh, mỗi một sản phẩm mang đến cho thực khách là mỗi tâm huyết được đặt vào. Niềm yêu thương đó chính là nguyên liệu kì diệu nhất làm nên sự thơm ngon trong từng món ăn của Vị Quê Thanh. Có lẽ cũng vì lí do đó, mà dù cho món bánh gai Tứ Trụ chỉ là một món đặc sản Thanh Hóa dân dã, mộc mạc mà vẫn làm cho thực khách gần xa yêu chuộng.1.5 Bảo quản bánh gai
Bánh gai Tứ Trụ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 2 đến 3 ngày ở nhiệt độ phòng. 5 ngày trong tủ lạnh và 10 ngày ở ngăn đá. Bạn hãy cân nhắc về điều này để bánh gai sau khi mua về luôn được bảo quản ở tình trạng tốt nhất nhé.1.6 Chuyện về bánh gai Tứ Trụ
Theo https://baothanhhoa.vn/ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa – Ông Lê Văn Chức cho biết: “Thông thường, toàn xã có hơn 40 hộ thuộc làng nghề chuyên sản xuất bánh gai, nhưng mỗi khi vào dịp Tết Nguyên đán thì có khoảng 100 hộ làm nghề. Tháng 1 năm 2020, làng nghề bánh gai Tứ Trụ đã được công nhận là địa điểm du lịch cấp tỉnh, đã mở ra cơ hội lớn cho Thọ Diên quê hương này”. Ông còn cho hay sẽ quyết tâm cùng bà con nơi đây gìn giữ, xây dựng thương hiệu bánh gai Tứ Trụ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, và đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong cả nước. Vị Quê Thanh tự hào khi đồng hành cùng những người nông dân với bàn tay làm nghề khéo léo nơi đây, để góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa ẩm thực Việt Nam.2. Trọn vị ngon với Chè Lam Phủ Quảng.
2.1 Đôi nét về chè lam Phủ Quảng
Chè lam Phủ Quảng là một món bánh ngọt đặc sản Thanh Hóa. Được làm từ gạo nếp, mạch nha, mật mía, đường, gừng và lạc. Ăn dẻo thơm vị cay dịu của gừng, ngọt nhẹ của mật mía. Chè lam ngon nhất là khi được thưởng thức cùng tách trà nóng. Vị Quê Thanh phân phối chè lam sẽ được đóng bao bì cẩn thận, bảo quản được lâu. Và là món quà để gửi tặng những người thân yêu.Chè lam Phủ Quảng (ảnh sưu tầm)
2.2 Giá trị kinh tế của chè lam Phủ Quảng
Chè lam Phủ Quảng giúp ích rất nhiều cho kinh tế của người dân. Khi hằng nằm giúp cho các hộ nông dân thị trấn Vĩnh Lộc duy trì được làng nghề sản xuất, thu về doanh số mỗi năm. Có hộ trung bình sản xuất 5 tấn chè lam, kẹo Thanh Hóa các loại để nhập vào thị trường Việt Nam. Và hơn nữa, kể từ khi Thành Nhà Hồ được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Sản phẩm phẩm chè lam Phủ Quảng càng ngày được du khách trong và ngoài nước quốc tế biết đến và quan tâm nhiều hơn. Vì lí do đó mà sản lượng sản xuất hàng năm cũng tăng lên đáng kể. Nhu cầu qua đó càng được mở rộng. Đã có rất nhiều hộ gia đình có cơ hội vươn lên khó khăn thoát nghèo nhờ gìn giữ và phát triển nghề. Chè lam Phủ Quảng đã có sự nổi tiếng từ xưa nay, nhờ điều kiện càng ngày càng mở rộng cơ hội cho các hộ gia đình nuôi con ăn học và phát triển kinh tế.2.3 Chất lượng vệ sinh ăn toàn thực phẩm
Theo https://danviet.vn/ nghề làm chè làm hiện đang giúp khoảng 20 hộ dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc có thu nhập ổn định, sản phẩm chè lam Phủ Quảng đã được tỉnh Thanh Hóa chứng nhận đạt OCOP 3 sao và luôn đảm bảo chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.Vị Quê Thanh hiểu rằng không phải ai cũng có cơ hội đến Thanh Hóa để thưởng thức những đặc sản tuyệt vời này. Chính vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp và đóng gói những đặc sản này một cách cẩn thận. Bạn chỉ cần một vài cú click chuột trên trang web của chúng tôi để có cơ hội thử những hương vị tuyệt vời này.3. Bánh nhãn – Đặc sản Thanh Hóa
3.1 Nguồn gốc bánh nhãn Thanh Hóa
Ở xứ Thanh tương truyền với nhau rằng, vào thời Lê Lợi khởi nghĩa ở Thanh Hóa. Thì món đặc sản được dùng chủ yếu để nhân dân cung cấp cho các binh sĩ như một nguồn lương thực. Phủ Quảng là tên gọi cũ của Vĩnh Lộc, nơi có rất nhiều núi đá và là nơi mà con cháu của vua Lê, Chúa Trịnh sinh sống rất nhiều. Là một phần của bề dày lịch sử, mọi người con xứ Thanh đều rất tự hào với món bánh đặc sản Thanh Hóa này.Bánh nhãn Thanh Hóa (ảnh sưu tầm)
3.2 Nguyên liệu của bánh nhãn
Nguyên liệu làm nên bánh nhãn Thanh hóa chủ yếu từ bột gạo nếp hương. Và cũng có nơi gọi là nếp cái hoa vàng Hải Hậu. Ngoài ra, còn có trứng gà, lạc rang, gừng và đường trắng hoặc đường phèn. Tất cả được trộn lại và nhồi cùng bột bánh. Gạo nếp được trải qua khâu chắt lọc cẩn thận, hạt đều, ngâm nước cho mềm rồi đem đi xay.Theo cách truyền thống thì làm khô bằng tấm vải lọc đặt trên thúng tro bếp. Bột phải xay thật nhuyễn thì mới tăng được độ ngon của bánh. Khi nướng bánh không bị rộp, vỡ hay mất đi hình dáng đẹp ban đầu. Ở một số vùng của Thanh Hóa thì bánh nhãn còn được làm từ gạo tẻ. Cũng theo cách trên, gạo tẻ cũng được ngâm rồi xay nhuyễn sau đó đem đồ. Sau khi đồ, bột gạo được đánh đều rồi vo thành từng viên nhỏ. Sau đó có thể dính vừng đen để tạo màu thêm hấp dẫn. Những viên bánh đã được rán hoặc nướng giòn trong lò. Sau đó được các bàn tay chuyên nghề đem đi tẩm mật mía hoặc đường tạo thêm vị ngọt cho bánh. Các giai đoạn trong quy trình làm nên bánh chè lam đòi hỏi sự khéo léo từ người nấu. Sao cho các nguyên liệu được trộn đều với nhau theo công thức chuẩn vị nhất.Nguyên liệu của bánh nhãn (ảnh sưu tầm)